Khám phá lễ hội làng nghề độc đáo khi đi du lịch Bát Tràng

23/09/2023
Vốn là ngôi làng tồn tại hàng trăm năm lịch sử với nhiều nét văn hóa nghệ thuật truyền thống, nếu bạn một lần tới với mảnh đất này sẽ cảm nhận được những điều đó không chỉ qua những sản phẩm gốm sứ mà còn là những lễ hội phong tục của con người nơi đây.

Bát Tràng là ngôi làng có nhiều nét văn hóa truyền thống đặc biệt đã tồn tại hàng trăm năm lịch sử. Khi du lịch Bát Tràng, bạn sẽ cảm nhận được những văn nét hóa hoài cổ ấy không chỉ qua các sản phẩm gốm sứ mà còn thông qua các lễ hội phong tục của con người nơi đây.


 
Khám phá vùng đất Bát Tràng

du lịch làng gốm bát tràng


Bát Tràng là một ngôi làng nhỏ, êm đềm nằm ngay sát cạnh dòng sông Hồng rực đỏ. Bát Tràng hiện nay thuộc huyện Gia Lâm - thành phố Hà Nội. 


Theo ghi chép lịch sử, làng nghề Bát Tràng hình thành từ thời nhà Lý, vào khoảng thế kỷ 14 – 15. Đó là lúc khi nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, 5 dòng hộ làm gốm nổi tiếng thời bấy là dòng họ Vương, Nguyễn, Trần, Lê, Phạm đã chuyển về sống tại khu vực đất bồi ven sông Hồng và hợp lại với nhau để cùng phát triển nghề gốm.


Đến sau này, Bát Tràng được biết tới là làng gốm nổi tiếng có lịch sử hình thành hàng trăm năm. Là địa chỉ du lịch ngay trong thành phố, vì thế nơi đây thu hút nhiều khách du lịch mỗi khi có dịp ghé thăm Thủ đô. 


Là ngôi làng truyền thống có tuổi đời hơn 500 năm, ngoài các sản phẩm gốm sứ thủ công độc đáo, làng gốm Bát Tràng vẫn luôn giữ được nét truyền thống cùng các giá trị văn hóa lịch sử từ thời cha ông để lại. Đó là những lễ hội làng nghề truyền thống, các phong tục xưa mà khi du lịch Bát Tràng bạn sẽ dễ dàng cảm nhận thấy.

Khám phá lễ hội làng nghề gốm sứ Bát Tràng độc đáo


Lễ hội làng nghề gốm sứ Bát Tràng diễn ra vào mùa xuân, cụ thể là ngày rằm tháng hai âm lịch tại Đình làng Bát Tràng. Đây là một truyền thống lưu giữ các giá trị cổ truyền của người dân làng gốm nơi đây.


Phần lễ

địa điểm du lịch bát tràng


Lễ hội cũng mang ý nghĩa nhắc nhở con cháu và các thế hệ sau ghi nhớ truyền thống uống nước nhớ nguồn, biết ơn và cầu xin các vị Thần hoàng làng cho dân làng, đất nước được bình an, giàu mạnh.


Nếu đi du lịch Bát Tràng vào ngày có lễ hội này, bạn sẽ được trải nghiệm hai phần của lễ hội. Đó là phần lễ và phần hội.


Về phần lễ, bạn sẽ được chứng kiến sự kiện rước nước và tắm bài vị cho các vị thành hoàng. Đó là  6 vị thần có công trong việc giúp dân giữ nước, gồm: Bạch Mã Đại Vương, Phan Đại Tướng, Tràng Thuận Nghi Dung, Cai Minh Đại Vương, Lưu Thiên Tử Đại Vương, Hồ Quốc Thần Đại Vương.


 

lễ hội ở làng gốm bát tràng


Lễ rước nước, tắm bài vị, rước bài vị được diễn ra từ Miếu Bát Tràng và rước về Đình Bát Tràng. Khi du lịch Bát Tràng đúng ngày lễ này, bạn sẽ thấy một không khí rộn ràng. Làng Bát Tràng rực rỡ màu sắc của cờ phướn, kiệu đỏ. Rồi là những mâm lễ hoành tráng được dâng lên được gọi là Tam chính sẽ gồm gồm 1 Con Trâu tơ thui béo, 1 con dê thui béo, 1 con heo sữa quay.


Khi kết thúc phần tế lễ, những đại diện của các dòng họ trong làng chia nhau hưởng mâm lộc thánh. Trong lễ hội làng nghề độc đáo này, lễ rước là phần quan trọng nhất. Chủ tế lễ sau khi dâng lễ lên thần sông sẽ đại diện dân làng xin nước thiêng từ sông Hồng và lọc qua tấm vải đỏ để rước nước về Đình cổ Bát Tràng


Phần hội


 

lễ hội làng gốm bát tràng


Sau không khí nghiêm trang của buổi lễ là đến sự sôi động của phần hội. Phần hội được tổ chức gồm nhiều trò chơi khác nhau, đặc biệt nhất là cờ người và hát thờ.


Với trò cờ người, hai đội chơi sẽ được lập ra, trong đó có 2 bà tướng cờ. Điểm đặc biệt ở hai bà tướng cờ này đó là họ được cho là người có đạo đức, phẩm hạnh, giàu có nhất làng. Mỗi tướng bà sẽ nhận nuôi 16 thiếu nữ độ tuổi từ 10 đến 15 xinh đẹp và nết na, cho ăn uống và mang quần áo đẹp. Những cô gái này được rèn luyện để làm cờ người và sau một tháng sẽ được thi đấu trình diễn ở sân đình. Đội giỏi nhất là đội vượt qua 3 chầu thi và 4 chầu cầm cờ, đội ấy sẽ được hát thờ trong lễ hội năm. 


Với sự công phu về thời gian cũng như cách chuẩn bị, có thể thấy những lễ hội và trò chơi trong ngày lễ truyền thống này độc đáo, hấp dẫn và quan trọng đến thế nào. Vì thế, nếu có cơ hội du lịch Bát Tràng vào mùa xuân, nhất định bạn không nên bỏ qua lễ hội truyền thống đặc biệt này đâu nhé. 



Zalo

0123.456.789